"Con dế buồn không chết giưã dêm sương"

Việc gìn giữ Ĺịch Sử đối với tôi là House of the Sleeping Beauty: 
cái đẹp cuả nhân loại đang ngủ, chứ cái đẹp không chết. Trong những gì phũ phàng, cay ̣độc, 
và khủng khiếp xấu xa nhất, cái đẹp vẫn tồn tại, trong nhân bản và tình người   Dnn(c)2023




TRÒ CHUYỆN VỚI DU TỬ LÊ: 

21: Khúc thêm cho chính tôi:

ĐÂU NGỌN TÌNH SẦU, TRÊN MUÀ HÈ ĐỎ LƯẢ? 

"Con dế buồn không chết giưã đêm sương" 

         DNN©2021

Lời giải thích: Năm 1967, trước ngưỡng cưả Mậu Thân. Du Tử Lê làm bài thơ, 67: KHÚC THÊM CHO HUYỀN CHÂU.” Đó là một bài thơ tình. Từ Công Phụng phổ nhạc, tông trưởng, sáng và sang, thành bài Trên Ngọn Tình Sầu mà tôi rất thích thời niên thiếu ở VN. Trong bài thơ và bản nhạc có câu "Con dế mè̉n tự tử giưã ̣đêm sương."

Năm 2021, trước ngưỡng cửa 50 năm sụp đổ Saigon, tôi ngẫu hứng làm bài thơ dưới đây, đối thoại với Du Tử Lê, tôi gọi bài thơ là "21: Khúc Thêm cho chính tôi: Con dế mèn không chết giữa đêm sương."

Hình ảnh "con dế mèn" nằm trong tiểu thuyết cuả Duyên Anh viết cho tuổi thơ, thời VNCH.

Du Tử Lê/Từ Công Phụng không sáng tác bài thơ/bản nhạc này cho tuổi thơ, họ sáng tác cho tình yêu, nhưng bài thơ cuả tôi ngày hôm nay đặt chúng ta trở lại hoàn cảnh 1972, , tthời điểm cuà hoà đàm (chua xót làm sao) mà lại khốc liệt chiến tranh, lệnh tổng động viên ở miền Nam, tràn ngậ́p chính quy Bắc Việt đổ lên "đường mòn" vào Nam, và xác người trên "Đại Lộ Kinh Hoàng" Quảng Trị.

Tôi hoàn toàn phi chính trị, nhưng ở Mỹ, lịch sử chúng ta còn, thì chúng ta còn, mà lịch sử mất, thì chúng ta mất.

Đặt trên mô-típ thơ Du Tử Lê/nhạc Từ Công Phụng, để hoạ (tôi gọi tạm là "solfege") thành một bài thơ khác nhằm trả lời câu hỏi tôi đặt ra cho tôi, từ thơ Du Tử Lê, “67 KHÚC THÊM CHO HUYỀN CHÂU” đối tác với: "21: KHÚC THÊM CHO CHÍNH TÔI."  Du Tử Lê làm thơ tình cho Huyền Châu, năm 1967, trước Mậu Thân; tôi làm năm 2021, cho cuộc tổng động viên 1972 trước chiến trường Quảng Trị, không phải là thơ tình, mà là thơ thân phận con người trước gọng kềm lịch sử.

Khi trò chuyện với Du Tử Lê về những "Chí Phèo/Thị Nở" cuả văn học VN giả hiệu, cà hai bên bờ đại dương, tôi gọi ông bằng Chú. Với nhạc Từ Công Phụng, tôi thích nhất bài Trên Ngọn Tình Sầu, và tôi cho luôn 16 notes cuả Casta Diva-Bellini vào khi tôi hát bài này.




Khúc Thêm cho chính tôi:

ĐÂU NGỌN TÌNH SẦU,
TRÊN MUÀ HÈ ĐỎ LƯẢ? 
"Con dế mèn không chết giữa đêm sương."


nhạc sĩ bảo trên đỉnh sầu có ngọn

tôi leo lên từ đáy vực, vươn cao

cây tình yêu mọc dấu tích buồn đau

hồn đất nước thì thào trong cuộc chiến

 
hạnh phúc tôi nhỏ nhoi vì quốc biến 

giọt mưa se, cái lạnh thấu muôn trùng
bầy sẻ cũ khóc theo màu ngói rợn
trời xanh xao tay nhỏ vẽ chân dung
___


ở đáy vực có mùì thơm lá nõn
đất đao binh, cỏ ấm thịt da người
tôi gầy gò dưới chân em sắc gót
môi thâm khô nhưng vẫn khát màu tươi
___


ngày tháng hạ động viên bầy lính trẻ
gái đô thành trở mặt, dáng điêu ngoa
tay chơ vơ khẳng khiu vàng chất nghệ 

gốc me trầy tô ký ức trên da
chiều ẩm ướt trẻ con đuà ríu rít
tíếng chửi thề thay tiếng nấc, gần xa
_____

kỷ niệm đó, tôi gom thành tiếng thét 

nhạc sĩ đừng ca tụng khúc sầu rơi
con dế nhỏ rú lên bài cách biệt
nửa đêm về run rẩ̉y giọng buồn lơi
cây định mệnh sẽ uơm mầm miễn nhiễm
lá trầm luân tơi tả mái hiên người
_____

dù tuổi thơ uột èo theo gió bấc
con dế buồn không chết giữa đêm sương
bầy sẻ cũ đậu trên vòm biển lặng
dù gốc me: già khọm với tà dương
em trinh tiết chôn vùi trong cát trắng 

con sóng tình vỗ mãi một dòng hương


dnn©Dec.24/2021


Tại sao con dế mèn không chết giữa đêm sương? 















Comments

  1. Một ngày cuối tháng 3.2023, nhìn ra trời mưa chưa tạnh hẳn, nghe nhạc và đọc thơ của Du Tử Lê, Từ Công Phụng, Dương Như Nguyện, xin có vài cảm nhận của riêng mình.

    Có lẽ NN tự hỏi cho chính mình, "ngọn sầu" nào cao hơn? so sánh giữa tình yêu "Trên ngọn tình sầu" 1967, với thời điểm "Trên mùa hè đỏ lửa" 1972.
    Cả hai cùng có cái nhìn theo chiều dọc, DTL phóng tầm nhìn vượt trên cao một định mệnh tình yêu buồn. Còn DNN nhìn từ 'đáy vực' trầm luân, như một cái cây mọc vươn lên cao từ đất của tình yêu lẫn buồn đau, thế nên NN nâng giọng hát mình lên cao 16 notes cho 'Trên ngọn tình sầu'.

    Hai bài thơ, "Khúc thêm cho Huyền Châu" DTL và "Khúc thêm cho chính mình" DNN, có cùng một định mệnh hoang lạnh phân ly. Trong quốc biến, thân phận bạc mệnh của người phụ nữ không thoát khỏi thân phận con người chung quanh, như tổng động viên "Trả lại em yêu" Phạm Duy, hy sinh "Người ở lại Charlie" Trần Thiện Thanh, mộng ước "Một mai giã từ vũ khí" Lâm Nhật Ngân, tù cải tạo "Ta về" Tô Thùy Yên...; chính vậy khúc thơ của NN là khúc đoạn trường tiêu biểu cho mình, và cho những người phụ nữ âm thầm.

    Và để thay đổi định mệnh u buồn đó, NN đổi câu thơ thành, "con dế buồn không chết giữa đêm sương", có thể là vẫn khao khát một hạnh phúc dầu nhỏ nhoi. Và với tâm hồn của người nghệ sĩ, NN luôn hy vọng: "cái đẹp vẫn tồn tại, trong nhân bản và tình người", vì "Con sóng tình vỗ mãi một dòng hương."

    Trên hết, những bức họa của DNN toàn là hoa, như biểu hiện cho "Một sớm bông Hồng nở cửa Đông" Phạm Công Thiện.

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

POST 4/30/2024 American soldiers in Vietnam

lotuses and Vietnamese girl

poetry by DNN