Vài điểm về phê bình văn học nghệ thuật
- Get link
- X
- Other Apps
Hoàng Đăng Quang shared a memory — with Trac Duy Tran and
Vẫn là chị Dương Như Nguyện Wendynicolenn Duong hiểu sâu biết rộng.
5 Years Ago
Wendynicolenn Duong is with Trac Duy Tran and 4 others.
pdtnoroSesAlch15ct189h83i7l 78ug19hm12u52g7p 1mr9008aa2al,gf ·
Shared with Your friends and friends of anyone tagged
FOR VIET readers: nhân dịp nói đến giọng hát bán cổ điển cuả ca si Ngọc Mai ờ VN, có độc giả nêu lên v/d phê bình nghệ sỉ trên mạng lưới hay FB, tôi đã viết comment sau đây -- xin "in" lại nơi đây, và tôi có viết thêm vài "thông tin" về vấn đề các ngành liên quan đến phê bình trong thế giới hiện đại:
Ở Mỹ địa hạt phê bình nhận định này dành cho hàn lâm hay giới viết lách, nhậ́t là trong lãnh vực nghệ thuật trì̀nh diễn. Thế giới phê bình cuả NY ćo thể đánh vỡ một sự nghiệp văn nghệ. Thí dụ là việc các phê bình gia cuả NY đã phê bình kịch tác gia Tennesse Williams, cũng như rất nhiều nghệ sĩ trình diễn, trong đó có vụ án phê bình quấy nhiễu nghệ sĩ trình diễn Broadway Lisa Minnelli con gái cuả Judy Garland.
"Nghệ sĩ" artists khác với performers hay entertainers. Nghệ sĩ thực sự không trình diễn để làm vưà lòng ai, fan hay kh̀ông fan cũng vậy Lấy thí dụ, Beethoven lúc cuối đời đã đi theo thúc đẩy sáng tác cuả riêng mình d̀u rằng giới quý tộc chê bai, đứng dậy bỏ đi không thèm nghe. Boris Pasternak v̀a nhiều nhà văn khác đã bị chính quyền lên án, khổ sợ̉ cả một đời.
Trái lại, giới thương mại trình diễn chạy theo thị hiếu mới cần 'fan", và đó là giới trình diễn để kiếm tiền. Họ đi tìm sân khấu anh́ sáng và tiền bạc. Khi đi tì̀m danh vọng và "fan" thì phải chị́u đựng sự phê bình, nhất là khi họ vỗ ngực cho mình là "nghệ sĩ." Điều này rất quan trọng vì tự nhiên với trước tác "nghệ sĩ," họ trở t̉hành những thiết lập viên cho tiêu chuẩn "vân học nghệ thuật" trong khi họ đặt sự trình diễn cuả họ trên mục đích tiền bạ́c và danh vọng tư lợi, từ ông bầu cho đến trình diễn viên, nhất là khi có tình trạng tự phong mình là nghệ́ sĩ.
Phê bình thẳng thắn đề nâng cao hay xác định lại tiêu chuẩn văn nghệ là điều tối cần thiết, nhưng phải đặt trên căn bản sự thật kh̀ông có ác ý. Nói sai sự thật hay nói để quấy nhiễu dèm pha phá rối làm hại gây đau khổ cho người khác rồi lấy đó làm sự mãn nguyện, nói láo ăn tiền để xách động quàn chúng, không được tự do ngôn luận hay hiến pháp bảo vệ.
Chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng, để khỏi lên án người phê bình nhận định, và phân biệt nghệ si với giới mua vui cũa những kẻ đi tìm ánh sáng giưã đám đông để tạo danh vọng trong entertainment industry -- họ sẽ bị phê bình vì̀ đó là con đường ḥo lựa chọn. Bất cứ hình thức phê bình nào cũng phải đặt trên sư thật và "nói có sách mách có chứng" và theo luật pháp Hoa Ky, không được sai lầm có "malice."
Một mặt khác, trên thực tế, ở Mỹ cũng như trên thế giới, các tiêu chuẩn văn nghệ độc tôn cũng đã giết chết không bao nhiêu nhân tài, vì họ không được giới phê bình gia ủng hộ.
Hiện nay, thế giới digital đã mờ cưả cho tài năng, vì tác phẩm có thể được phô bày qua mạng lưới. Ngược lại thế giới "phê biǹh" láo lếu vô nguyên tắc trên yahoo, youtube, mạng lưới, cuả những kẻ không có chuyên môn và vô lương tâm, ngịch ngợm phá rối, cũng đem đến không biết bao nhiêu hiện tượng chửi ruả vô trách nhiệm, bẩn thỉu...HIện tượng chửi bới này đi từ obscenity, tục tĩu, qua đến mạ lỵ phỉ báng công khai vi phạm luật pháp, không ai kiểm soát nổi, thì chỉ đáng vứt đi, như sự ô oế trên mạng lưới mà thôi. Đó không phải la phê bình nhận định văn học nghệ thuật chân chính.
Riêng về phê bình văn chương (hội họa cũng thế), quan điểm mới bây giờ, từ thế kỷ hai mươi, chấp nhận phê bình tức là sáng tạo, kh̀ông cần thiết phải khen chê, mà có thể nó́i lên chính sáng tạo cuả mình khi nhìn vào sáng tạo cuả người khác. Bài phê bình nhận định văn chương hội họa có thể trở thành ạ́ng văn sáng tạo thay vì tóm tắt, phê bình hay, dở, đẹp xấu như ngày xưa...vì modernism va post-modernism đã phá b̉ỏ những quan niệm chật hẹp về văn chưong, hôi họa. Ngay trong âm nhạc đã có sự phá cách từ đầu thế kỷ hai mươi. Tuy nhiên, câu hỏi đầu tiên cuả thức giả và khán giả phải là: đây có phải là văn chương không? Đây có phải là hội họa mỹ thuật hoặc âm nhạc hay không? Hay là những quái thai nào đó? Và nhân loạ́i vẫn coǹ kh́úc mắc về sự tương quan giưã đạo đức học với các bộ môn khoa học hay thẩm mỹ. Đồng thời có sự khai sáng cuả một bộ môn mới, cuối thế kỷ hai mươi, sau khi chủ thuyết thực dân colonialism đã ngã gục: bộ môn này được g̣ọi la dân tộc học hay văn hoá học -- cultural studies; ethnology, multiculturalism, nằm ngay giưã những tranh chấp chính trị, kinh tế cuả thế giời chúng ta. ̀
Những nguyên lý căn bản truyền thống tạo ra khoa học nhân văn, nghệ thuật tự do, hay các bộ môn mỹ thuật -- humanities, liberal arts, fine arts, thì vẫn còn nguyên ṿẹn.
- Get link
- X
- Other Apps
Comments
Post a Comment